HÁI LỘC ĐẦU XUÂN BẰNG “KINH THÁNH”… CÓ NÊN KHÔNG? “Tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào” (I Cô-rinh tô 9: 22) *** Tết là gì? Hái lộc đầu Xuân có ý nghĩa gì? ... Tết, trước hết nó là văn hóa, cũng không phải là văn hóa Tàu như một số người nghĩ, nó bắt nguồn từ "văn minh lúa nước" của người Việt nam... Tại sao có Tết? Người Việt từ xưa sống bằng nông nghiệp, trải qua bao đời nó có một nền văn minh, gọi là "văn minh lúa nước"... Việc cấy cày, đồng án phải phụ thuộc vào âm lịch, tức là lịch mặt trăng... Mỗi một "tiết" như vậy sẽ báo hiệu cho việc thời tiết, mưa, gió, nắng, lạnh... để mà tiến hành việc gieo trồng... (thuận theo thì tiết thì mới đạt kết quả mùa màng) Chữ "Tết" bắt đầu từ chữ "tiết" (thời tiết, các tiết theo mùa: lập đông, xuân phân, lập hạ...) Cuộc sống nông nghiệp, sau một năm vất vả... Đầu năm mới âm lịch (tháng Giêng) cũng là đầu xuân (đầu mùa Xuân)... Đây là lúc thời tiết tốt đẹp nhất, trăm hoa đua nở, sức sống trào dâng trong vạn vật, thiên nhiên, con người... Mùa màng, gặt hái cũng đã xong... Đây cũng là lúc người nông dân có quyền được nghỉ ngơi, vui hưởng cuộc sống với những thành quả mình làm ra sau một năm vất vả... Gọi là "trẩy hội mừng xuân"! Trong dịp này, theo văn hóa và đạo lý của Khổng giáo: Mỗi khi có dịp vui mừng (cưới hỏi, dựng nhà, tậu trâu, mua ruộng...) thì luôn "tưởng nhớ đến tổ tiên"... là những người đi trước đã tạo lập để có mình hôm nay... Do đó mới có tục "tu tảo mồ mả tổ tiên trước Tết" (gọi là Chạp mả)... Rồi thì "cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết" (chiều Ba mươi tháng Chạp âm lịch), rồi thì "cúng đưa" (ngày mùng Ba tết)... Rồi thì "mùng Một Tết cha, mùng hai Tết Mẹ, Mồng Ba Tết thầy"... v.v... Tất cả đều bắt nguồn từ đạo lý và lòng hiếu thảo của con người (Khổng giáo dạy chữ Hiếu...) Đó là lý do có Tết. Tết là một ngày hội, nghỉ ngơi, mừng năm mới (âm lịch), mừng xuân của người nông dân, người dân sống trong nền "văn minh lúa nước"... Cũng từ đó có "bánh tét, bánh chưng, bánh dầy, bánh in, thuẩn..." tất cả đều phát xuất từ hạt lúa, nếp... là sản phẩm của nông nghiệp... (Việc phát sinh ra những mê tín, hủ tục là chuyện khác...) Những ai cho rằng "Tết phát xuất từ văn hóa Tàu"... là người đó không chịu nghiên cứu, nói bậy, nói ẩu...! ... Hái lộc đầu Xuân... có nghĩa gì? Trong dịp đầu xuân, đặc biệt là đêm giao thừa, người ta có tục đi "hái lộc đầu xuân"...! "Lộc" là gì? Đó là một chồi non, lá non nứt ra từ một cây nào đó... Mùa xuân là lúc sức sống trào dâng trong thiên nhiên, mỗi chồi non tượng trưng cho điều "mới mẻ", tươi tắn... Nó cũng tượng trưng cho "lợi lộc", ước muốn một năm mới với "mùa màng tốt tươi" như lộc non... Do đó, đêm giao thừa, người ta thường đi hái một cành non về cắm trong nhà (cắm một nhành mai, hoặc nhành đào trong nhà có hoa, lá tươi) để "đem một sự tươi mới" vào nhà... cũng thêm niềm vui cho mình và gia đình... Nó cũng có ý nghĩa là "đầu năm phát lộc", "đầu năm tươi mới, tươi vui trong gia đình"... (sau này phát sinh mê tín là "hái lộc trong chùa mới linh", mới có phúc... đó là hủ tục, là mê tín) Hái lộc đầu xuân, ban đầu là một nét văn hóa của người Việt trong ngày Tết hoặc đêm giao thừa... ... Hái lộc ngày nay... Một số nơi: chùa chiền, nhà thờ, công ty, công sở... ngày nay cũng tổ chức "hái lộc đầu năm"... Hình thức là treo những phong bao lỳ xì trên một nhành cây, trong đó là những đồng tiền mới tượng trưng cho "lộc" năm mới... (mệnh giá đồng tiền không lớn, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng là "phúc", là "lộc", là "may mắn"... thôi) Mọi người đến đó "hái" một bao lì xì gọi là "hái lộc" đầu năm, mục đích cho vui trong ngày đầu năm, ngày xuân... để có tinh thần mà làm việc trong một năm mới... ... Hái "lộc" trong Hội thánh ngày nay... Một số Hội thánh ngày nay cũng tổ chức "hái lộc đầu năm"... Hình thức, thay vì bỏ tiền vào bao lì xì... thì bỏ những "câu Kinh thánh" (câu gốc) in hoặc viết sẵn... Mỗi người có thể "hái" cho mình một câu Kinh thánh đầu năm, xem như đó là lời khuyên bảo, yên ủi, nhắc nhở... từ Chúa! Một số người thì cho rằng việc làm như vậy là "bắt chước thế gian" hay "thiêng liêng" hơn, người ta cho rằng đó là "làm theo đời này", rồi cho đó là "mê tín kiểu Tin lành"... v.v... Thật ra, sống trong đời này, chúng ta ít nhiều đều chịu ảnh hưởng văn hóa của nó... Nhưng cái gì là văn hóa chúng ta chấp nhận được và cái gì là không. Thí dụ: chúng ta vẫn nghỉ Tết, ăn tết, mừng xuân... Vẫn có quà tết cho cha mẹ, người thân... v.v... Đó là văn hóa... Nhưng chúng ta không "cúng rước ông bà" hay "cúng tiễn đưa ông Táo"... v.v... Vấn đề "hái lộc bằng Kinh thánh" có gì sai? Với một tín hữu bình thường, đầu óc họ không hiểu hết thần học, hay "chứa hết nổi quyển Kinh thánh"... Phần lớn những câu Kinh thánh mà các mục sư thường cho để trên "cây phước", để con cái Chúa "hái lộc đầu năm", thường là những câu mang tính an ủi, khuyên bảo, lời hứa... Mỗi người nhận được một câu ngày đi nhóm đầu năm, xem như họ cũng được Chúa nhắc nhở, an ủi, khích lệ... (điều đó lợi hay hại cho họ?) Điều đó chẳng có gì là sai cả... Nó kết hợp giữa "văn hóa" (hái lộc) và "niềm tin" - Lời Chúa... (Tại sao chúng ta ca ngợi câu "In God We Trust" in trong tờ đô-la... mà chúng ta lại bài bác chuyện "hái lộc bằng Kinh thánh?) Hái lộc là một cử chỉ của văn hóa, được an ủi bởi Lời Chúa trong thời khắc đó là "đức tin"... Tại sao chúng ta lại "khó khăn" với cái điều ích lợi cho đức tin anh em mình như thế? Nghỉ Tết là "văn hóa", hái lộc cũng là "văn hóa"... Kết hợp giữa "văn hóa và ích lợi cho đức tin" tại sao chúng ta không được phép làm và có gì là sai? Nghỉ tết và hái lộc đều là văn hóa... Bạn nghỉ Tết được thì tại sao bạn lên án người khác việc họ "hái lộc"... trong khi cả hai đều là văn hóa? Trong vấn đề này, tôi có một câu Kinh thánh cho anh em, sứ đồ Phao-lô nói rằng: “Tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào” (I Cô-rinh tô 9: 22) Hái lộc là văn hóa... Câu gốc (KT) là "gây dựng niềm tin"... Văn hóa kết hợp với "gây dựng đức tin" có gì là sai? Mong rằng bài viết này sẽ giúp đỡ được cho nhiều anh chị em...! Văn hóa là “...Trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào.” (I Cô-rinh tô 9: 22) A-men! Tiên tri- Mục sư Huỳnh Thúc Khải 29/1/2019 (24/Chạp, Âm lịch)

via Facebook https://www.facebook.com/photo.php?fbid=251586575719755&set=a.170669823811431&type=3
Nhận xét
Đăng nhận xét
Hãy cmt một cách có văn hoá