CUỘC CHIẾN SINH TỬ MỸ - TÀU ( Hồi thứ 10 ) 9 - HÀNG BINH RỐI LOẠN & TẬP CẬN BÌNH MẾU MÁO '' XIN ANH TRUMP LƯỢNG THỨ VÌ EM CHÓT DẠI '' 9.1 - TÂM LÝ HOẢNG LOẠN VÀ NHỮNG CUỘC THÁO CHẠY CỦA DOANH NGHIỆP Hàng loạt công ty tháo chạy khỏi Trung Quốc Không chỉ các nhà cung ứng của Apple, hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đang tháo chạy khỏi Trung Quốc để “né đòn” thuế quan từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Mới đây, GoerTek - hãng chuyên lắp ráp tai nghe AirPods do Apple sở hữu tại Trung Quốc, đã thông báo cho các nhà cung cấp về dự định chuyển hoạt động sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam. Theo Nikkei, dù đã có một cơ sở sản xuất tai nghe có dây cho iPhone tại miền Bắc Việt Nam nhưng công ty này vẫn có ý định tháo chạy khỏi Trung Quốc do có thể bị “dính đòn” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Loạt xưởng lắp ráp của Apple muốn bỏ Trung Quốc Ngày 24/9, chính quyền Mỹ đã chính thức đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến cuối năm nay và đầu năm sau, mức thuế này có thể lên đến 25%. Một kết quả nghiên cứu mới được công bố bởi AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải cho thấy gần 2/3 tổng số 430 công ty Mỹ tại Trung Quốc bị ngấm đòn bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đặc biệt, có khoảng 30% doanh nghiệp này đang cân nhắc hoặc đã chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Với nhóm ngành công nghệ cao, quá trình chuyển dịch đang diễn ra mạnh mẽ hơn cả. AirPods, Apple Watch và HomePod là 3 sản phẩm của táo khuyết bị đưa vào danh sách 200 tỷ USD hàng Trung Quốc bị đánh thuế từ ngày 24/9. Tuy nhiên, đến phút chót, các sản phẩm này đã may mắn thoát nạn. Để tránh rủi ro, GoerTek - hãng lắp ráp tai nghe AirPods, Cheng Uei - hãng cung cấp bộ sạc và đầu nối iPhone và Pegatron - đơn vị lắp ráp iPhone lớn thứ hai sau Foxconn, vừa tiết lộ kế hoạch ban đầu việc chuyển nhà máy sản xuất sang Đài Loan hoặc các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines. Trước đó, Delta Electronics, công ty Đài Loan chuyên cung cấp linh kiện cho các sản phẩm iPhone và MacBook của Apple, cho biết đang mua lại Delta Electronics Thái Lan để tiếp cận tốt hơn các trung tâm sản xuất tại nước này cũng như Ấn Độ và Slovakia. “Chúng tôi có một vài địa điểm bên ngoài Trung Quốc để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang”, trả lời Nikkei, một quan chức của Quanta Computer chuyên sản xuất Apple Watch và MacBook, nói. Ngay cả công ty Trung Quốc cũng 'bỏ chạy' Từng xem quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này là một thị trường hấp dẫn để đặt nhà máy vì nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp hiện không chỉ các xưởng gia công của Apple mà hàng loạt công ty nước ngoài tại Trung Quốc đã bắt đầu tháo chạy. Một số tập đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc đã có kế hoạch chọn những nhà máy tại nhiều quốc gia khác để thay thế Trung Quốc. Mitsubishi Electric, công ty đa quốc gia của Nhật Bản cho biết nhà máy gia công laser và tia lửa điện của phục vụ cho Mỹ đặt tại Đại Liên (Trung Quốc) sẽ được dời về thành phố Nagoya (Nhật Bản). Quyết định này được đưa ra khi nhóm sản phẩm này nằm trong danh sách đánh thuế lên đến 25% của Mỹ. “Chúng tôi quyết định dời một số khâu sản xuất khỏi Trung Quốc bởi ảnh hưởng của thuế quan đối với chúng tôi rất lớn”, người phát ngôn của tập đoàn Toshiba Machine (Nhật Bản) cho hay. Tương tự Mitsubishi Electric, Toshiba Machine cũng muốn mang dây chuyền sản xuất máy ép nhựa dành xuất khẩu sang Mỹ về lại quê nhà Nhật Bản, hoặc một quốc gia thuộc Đông Nam Á. Tập đoàn SK sẽ chuyển một số cơ sở sản xuất chip về Hàn Quốc, còn Micron Technology (Mỹ) đang tiến hành di dời một số cơ sở sản xuất chip từ Trung Quốc sang các nước châu Á khác. Không chỉ doanh nghiệp ngoại, ngay cả nhiều công ty Trung Quốc cũng chạy khỏi nước này để né đòn cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng căng thẳng. Theo hãng dữ liệu thương mại Panjiva, số lượng doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực dệt may, nhựa, lốp xe… dịch chuyển sang nước ngoài ngày một tăng. Một công ty sản xuất xe đạp của Trung Quốc H1 Corp đã thông báo với các nhà đầu tư chuyển dây chuyền sản xuất sang một nước Đông Nam Á. Tương tự, công ty sản xuất lốp ôtô Linglong Tyre hiện triển khai một nhà máy trị giá 994 triệu USD ở Serbia. Doanh nghiệp này cho rằng sẽ có được tăng trưởng gián tiếp bằng cách lách hàng rào thuế quan. Trong khi đó, một số công ty khác chọn Thái Lan, Việt Nam, Myanmar hoặc một số quốc gia liền kề khác. 9.2 - TẬP CẬN BÌNH QUĂNG ĐAO , XUỐNG NGỰA XIN TƯỚNG QUÂN DONALD J TRUMP THA MẠNG Bắc Kinh tức tốc xuống thang Chính phủ Trung Quốc cho biết từ ngày 1/1/2019, tòa án tối cao nước này sẽ giải quyết các vụ khiếu nại về quyền sở hữu trí tuệ. Trước đây, những vụ việc này chỉ dừng ở tòa án cấp địa phương. Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trung Quốc La Đông Xuyên cho hay quyết định trên sẽ giúp ngăn chặn sự thiếu nhất quán về các khiếu nại pháp lý đồng thời cải thiện chất lượng cũng như hiệu quả các vụ xử. Tuy nhiên, hãng tin này cũng đánh giá rằng đây là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm giải quyết một vấn đề mang tính then chốt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Thực tế, các cuộc khiếu nại liên quan đến sở hữu trí tuệ quy mô lớn thường bắt nguồn từ các doanh nghiệp của Mỹ, EU nhằm vào các tập đoàn lớn của Trung Quốc. Phương Tây đã cho rằng khi xảy ra các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tòa án địa phương của Trung Quốc thường đưa ra các phán quyết có lợi hơn cho các công ty trong nước, phớt lờ sự bức xúc và các bằng chứng của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, phương Tây cũng cho thấy sự bất bình về việc doanh nghiệp Trung Quốc thường đưa các yêu cầu mang tính ép buộc về việc chuyển giao công nghệ vào các hợp đồng hợp tác thương mại đơn thuần. Đáng chú ý, theo những thông tin trong cuộc hội đàm tại Thượng đỉnh G20 Argentina giữa Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Trump cho thời hạn 90 ngày để phía Bắc Kinh phải chứng minh họ có những thay đổi tích cực để đảm bảo các công bằng thương mại, trước khi ông Trump hạ lệnh đánh thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Cả hai bên nhất trí về một cuộc tham vấn trực tiếp vào tháng 1/2019 để đánh giá lại toàn bộ tình hình và những tiến triển đã đạt được. Như vậy, việc tòa án tối cao của Trung Quốc nhận trách nhiệm giải quyết các khiếu nại sở hữu trí tuệ cho thấy bước xuống thang đầu tiên từ phía Bắc Kinh. Bản thân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã thừa nhận ngày 30/12 rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng phối hợp với Mỹ để thực thi các thỏa thuận được thống nhất giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình ở Hội nghị Thượng đỉnh G20 Argentina vừa qua. Nguyễn Hậu ( còn nữa )

via Facebook https://www.facebook.com/photo.php?fbid=236301563914923&set=a.171251107086636&type=3
Nhận xét
Đăng nhận xét
Hãy cmt một cách có văn hoá