https://www.facebook.com/1553889751576101/posts/2011175249180880/
ĐƠN ĐỀ NGHỊ Khen thưởng đột xuất đối với Bộ Tài nguyên môi trường, Giám đốc sở tài nguyên môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh và các phòng ban tài nguyên môi trường ở các quận huyện trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Gửi: Chính Phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam Họ và tên: Phạm Văn Quang Sinh năm 1981 Địa chỉ: 407/23/10 Nguyễn Xí, Phường 11 Quận Bình Thạnh Tp.HCM Địa chỉ liên lạc : 140/12 Lê Đức Thọ, Phường 06, Gò Vấp, Tp.HCM Căn cứ vào Hiến pháp và các văn bản qui phạm pháp luật qui định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Nay thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của công dân Việt Nam đối với chính phủ cũng như các ban ngành của chính phủ trong việc thực thi pháp luật, cũng như điều hành kinh tế, xã hội Việt Nam của các Bộ, sở, ban ngành từ trung ương đến địa phương. Trong quá trình thực hiện chủ trương “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng và nhà nước. Tôi nhận thấy Đảng và chính phủ trung ương nên (phải) khen đột xuất đối với các cá nhân lãnh đạo, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên môi trường từ trung ương đến địa phương, nhằm khích lệ, động viên tinh thần cán bộ “Vì dân phục vụ”. Lý do đề nghị khen đột xuất: 1/. Đối với Sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh: Sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực thi chỉ đạo của cấp trên, đề ra đề án, phương án kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tạo môi trường pháp lý vững chắc và ổn định để phục vụ tốt cho nhu cầu thiết yếu của chính phủ trong việc quản lý, điều hành và sử dụng hợp lý quĩ tài nguyên môi trường. Đồng thời phục vụ tốt cho quyền và nghĩa vụ công dân trong vấn đề cấp phát giấy chủ quyền sử dụng đất cho người dân. Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh có tầm chiến lược quan trọng trong việc góp phần ổn định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, đề án, phương án kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh đã được Giám đốc sở Tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (ông Đào Anh Kiệt) đã xây dựng và đề ra thực hiện, được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho thực hiện và đưa vào áp dụng với nguồn vốn ngân sách là: 122,402,978,000.00đ (Một trăm hai mươi hai tỷ, bốn trăm lẻ hai triệu, chín trăm bảy mươi tám ngàn đồng). Đề án thực hiện từ (2008 – 2010). Theo công văn số 44/TCQLĐĐ-ĐKTK ký ngày 30/12/2008 của Tổng cục quản lý đất đai – Bộ tài nguyên môi trường đã có văn bản thẩm định dự án xây dựng hệ thống hồ sơ và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh với dự toán kinh phí là: 409,843,000,000.00đ (Bốn trăm lẽ chín ngàn tỷ, tám trăm bốn mươi ba triệu đồng). Sau khi thẩm định xong, mức giá được tăng vọt so với phương án kinh tế ban đầu của Giám đốc sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đề ra. Mức chênh lệch là: 409,843,000,000.00đ - 122,402,978,000.00đ = 287,440,022,000.00đ (Hai trăm tám mươi bảy tỷ, bốn trăm bốn mươi triệu, lẽ hai mươi hai ngàn đồng) Số chênh lệch này sẽ đi đâu, về đâu?. Ai quản lý và sử dụng ?. Đề án, dự án đến nay đã thực hiện xong, nhưng quá trình ứng dụng trong thực tế công tác quản lý đất đai và khai thác dữ liệu cơ sở về đất đai trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh không hiệu quả. Bằng chứng: Việc Quận Bình Thạnh là một quận nội đô Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại vẫn còn có khu vực là đất nông nghiệp, giấy tờ chủ quyền đất thì không cấp được cho dân, qui hoạch treo từ 1993 đến nay vẫn chưa có tháo gở, quyền lợi nhân dân bị xâm phạm. Đặc biệt là quyền lợi và lợi ích kinh tế quốc gia nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và cụ thể là quận Bình Thạnh đã bị lãng phí một cách vô tội vạ. Đương cử, vùng đất Khu phố 7, Phường 11, Quận Bình Thạnh, là nơi tôi và đông đảo quần chúng nhân dân sinh sống cho đến nay vẫn là đất nông nghiệp, và chính quyền quận Bình Thạnh không thực hiện cấp giấy chủ quyền cho nhân dân theo đúng chủ trương đề án, phương án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề án có nêu là Chính quyền chủ động cấp giấy chủ quyền cho nhân dân, nhưng thực tế thì ngược lại chính quyền bị động cấp giấy chủ quyền cho nhân dân. Mọi nhu cầu của nhân dân, mọi quyền công dân đều phải đi xin để được chứng nhận. Nếu dân không đi xin thì không được chính quyền chứng nhận quyền của mình. Điều này cho thấy bộ mặt chính quyền Quận Bình Thạnh nói riêng và Sở tài Nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã Vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Điều này chứng tỏ các lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ của mình trong việc làm cho kinh tế đất nước ngày càng đi xuống một cách tuột dốc, nợ công tràn lan, hiệu quả kinh tế trong quản lý, sử dụng đất đai không được khai thác hết. Mặt khác, họ đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi quốc gia, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền công dân Thành phố Hồ Chí Minh được qui định trong Hiến pháp. Cho nên, tôi đề nghị Đảng, chính phủ phải khen đột xuất với họ. 2/. Đối với Bộ tài nguyên môi trường Không thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát của mình trong quá trình thực hiện đề án, phương án kinh tế về xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh sau quá trình thẩm định phương án, duyệt ngân sách và đưa dự án vào thực tiển quản lý xã hội. Đề án, phương án đề ra chỉ cần 122,402,978,000.00đ (Một trăm hai mươi hai tỷ, bốn trăm lẻ hai triệu, chín trăm bảy mươi tám ngàn đồng) là đã làm xong cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng Bộ tài nguyên môi trường (Tổng cục quản lý đất đai) rất hào phóng tăng duyệt tài chính sau thẩm định lên: 409,843,000,000.00đ (Bốn trăm lẽ chín ngàn tỷ, tám trăm bốn mươi ba triệu đồng). Tăng so với mức ban đầu là: 287,440,022,000.00đ (Hai trăm tám mươi bảy tỷ, bốn trăm bốn mươi triệu, lẽ hai mươi hai ngàn đồng) Như vậy, nợ công từ đâu ra?. Đảng và chính phủ có biết vấn đề này không?. Nếu không biết thì chức năng quản lý, giám sát của Đảng và chính phủ ở đâu?. Tiền ngân sách quốc gia mà chi vô tội vạ như thế này, thử hỏi kinh tế Việt Nam không kiệt quệ mới là lạ. Nợ công đè lên đầu dân tộc, trong khi đó chỉ bằng một văn bản của Bộ, ngành đã góp phần gia tăng đáng kể nợ công toàn diện trong quản lý kinh tế quốc gia. Đề án, phương án thực hiện xong từ 2010 đến nay 2014 mà chính sách chủ động cấp giấy chủ quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loai xoay chưa thực hiện. Đất nội ô Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố loại 1 của Trung ương vẫn còn là đất nông nghiệp (Khu phố 7, phường 11, Quận Bình Thạnh). Ở nội thành còn như vậy thì ở ngoại thành sẽ như thế nào?. Một sự lãng phí vô cùng đối với tài nguyên quốc gia trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô. Chính những điều này, Bộ tài nguyên môi trường đã làm được, nên tôi đề nghị khen đột xuất với họ để động viên tinh thần của cán bộ lãnh đạo cũng như của cán bộ phụ trách cố gắn hơn nữa để phá hoại nền kinh tế quốc gia, hoàn thành sứ mệnh phá hoại của mình, làm tăng nợ công cho xã hội và đất nước. ----------- Ngày 9/1/2014 Người Viết: Phạm Văn Quang (Từ Thị)
Rigan Bill
Nhận xét
Đăng nhận xét
Hãy cmt một cách có văn hoá